Tin Tức

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

Thứ 4, 27/12/23

Giấy phép lao động (Work Permit) là văn bản cho phép người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, được xem là một giấy tờ quan trọng đối với doanh nghiệp tuyển dụng người lao động nước ngoài cũng như cá nhân người lao động. Trên giấy phép lao động sẽ ghi rõ thông tin về người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài, bao gồm cả vị trí, chức danh mà người nước ngoài đảm nhiệm tại công ty.

Lao động nước ngoài có giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp tại Việt Nam và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động. Như vậy, để được cấp giấy phép này, người lao động nước ngoài cần đáp ứng những yêu cầu gì? Các bước xin giấy phép diễn ra như thế nào? Doanh nghiệp và cá nhân người lao động nước ngoài cần chuẩn bị những hồ sơ gì để phù hợp với vị trí công việc? Thông tin chi tiết sẽ được Visa5s.com giải đáp trong bài viết dưới đây.

 

VỊ TRÍ & HÌNH THỨC LÀM VIỆC DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Vị trí công việc: Theo quy định và phân loại trên Giấy phép lao động Việt Nam, hiện nay có bốn nhóm vị trí công việc được cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài bao gồm: Nhà quản lý, Giám đốc điều hành, Chuyên gia, Lao động kỹ thuật.

a. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Một số các doanh nghiệp tùy theo đặc thù sử dụng lao động và tình hình phát triển của công ty, thông thường tuyển dụng các vị trí sau đây vào nhóm chức danh Chuyên gia: Chuyên gia/ Trưởng phòng kinh doanh, Chuyên gia phát triển chiến lược, Chuyên gia marketing, …


b. Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đầu tổ chức.

Trích Luật Doanh Nghiệp 2019, Nhà quản lý được định nghĩa như sau: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.” 

Sau này theo Điều 7 Luật số 03/22/QH15 điều chỉnh bổ sung Điều 49,50 Luật Doanh nghiệp 2020 đã điều chỉnh tên gọi Thành viên Hội đồng thành viên thành Thành viên công ty tại các tiêu đề. Theo đó chúng ta không còn chức danh “Thành viên Hội đồng thành viên” mà thay vào đó sẽ là chức danh “Thành viên công ty” khi xin giấy phép lao động Việt Nam.


c. Giám đốc điều hành là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:


d. Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Cụ thể, xét theo tính chất đặc thù của các vị trí công việc nên yêu cầu về cấp độ, nhận định phong cách làm việc, kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn và mức độ thu nhập tương ứng cho từng vị trí sẽ khác nhau.

 

Hình thức làm việc: Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và không thay đổi trong Nghị định 70/2023/NĐ-CP thì có 11 hình thức làm việc áp dụng cho người lao động nước ngoài. Tuy nhiên, tùy vào cơ cấu doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động thực tế mà doanh nghiệp có thể tiến hành xin Giấy phép lao động của người nước ngoài theo các hình thức làm việc khác nhau. Thông thường, hai hình thức làm việc thường xuyên được các doanh nghiệp áp dụng nhất là: Thực hiện theo Hợp đồng lao động và Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.

 

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH DOANH NGHIỆP XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Hiện tại, quy trình nộp hồ sơ các doanh nghiệp áp dụng khi tiến hành xin giấy phép lao động cho người ngoài bao gồm cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp:


Quy trình thực hiện xin giấy phép lao động gồm hai bước cơ bản như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.


 Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động

 

HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG - DOANH NGHIỆP VIỆT NAM & LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

♦ Hồ sơ cần chuẩn bị từ phía doanh nghiệp Việt Nam

  1. Sao y đăng ký kinh doanh công ty hoặc giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
  2. Các form xin giấy phép lao động do đại điện pháp luật của công ty ký, đóng dấu
  3. Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của doanh nghiệp (áp dụng cho vị trí Nhà quản lý, Giám đốc điều hành)
  4. Điều lệ công ty (áp dụng cho vị trí Nhà quản lý, Giám đốc điều hành)

 

♦ Hồ sơ cần chuẩn bị từ phía người lao động nước ngoài

Hồ sơ chung cho các chức danh:

  1. Lý lịch tư pháp còn thời hạn do Việt Nam cấp hoặc cơ quan nước ngoài cấp. Giấy tờ còn hiệu lực trong vòng 06 tháng và kết luận người nước ngoài không có án tích;
  2. Giấy khám sức khỏe còn thời hạn do Việt Nam cấp hoặc cơ quan nước ngoài cấp Giấy tờ còn hiệu lực trong vòng 12 tháng và kết luận “Đủ sức khỏe làm việc”;
  3. 02 tấm hình 4x6cm chụp không quá 6 tháng, nền trắng, mặt nhìn thẳng, rõ nét, không đeo kính;
  4. Hộ chiếu còn thời hạn (có thể thực hiện sao y công chứng hoặc sao y công ty);

Đối với vị trí chuyên gia:

Đối với vị trí lao động kỹ thuật:

Đây là những hồ sơ cơ bản mà bạn cần chuẩn bị để xin giấy phép lao động. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bạn có thể cần bổ sung thêm một số giấy tờ khác. Bạn nên liên hệ với cơ quan quản lý lao động địa phương để được hướng dẫn cụ thể và chính xác nhất.


Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ về việc xin giấy phép lao động, bạn có thể tham khảo các trang web sau đây: https://visa5s.com/work-permit/

 

CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VISA VIỆT NAM & GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Discovery Indochina Travel Co., Ltd
5th Floor | Platinum Building | 145 Dien Bien Phu Street, District 1
Ho Chi Minh City | Vietnam
Tel: 028 39102358 | 028 39102359 - Mobile: 0938228856 | 0906640505
Email: contact@ditravel.vn

www.visa5s.com | www.ditravel.vn

 

Các tin liên quan
Top