Tin Tức

CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO KHÁCH QUỐC TỊCH PAKISTAN

Thứ 5, 11/07/19

Khách quốc tịch Pakistan cùng với các quốc tịch khác như Banglades, Afganistan, Lebanon, Tunisia, Iraq, Sudan, Yemen, Sri Lanka, Mauritius, Madagasca, Ethiopia, Jordan, Saudi Arabia, Kuwat, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran,…Những quốc gia này không thể tự xin visa Việt Nam trực tiếp tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán nơi mà họ đang sinh sống, vậy làm thế nào để khách quốc tịch Pakistan xin được visa Việt Nam? Đối với khách quốc tịch Pakistan, điều kiện quan trọng nhất là họ phải có được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp ở Việt Nam đúng ra làm thủ tục bảo lãnh cho người nước ngoài tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công An, hay còn gọi là xin Công văn nhập cảnh cho khách quốc tịch Pakistan, phải có công văn nhập cảnh được cấp bởi quản lý xuất nhập cảnh cho phép khách quốc tịch Pakistan nhận visa Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại các sân bay quốc tế. Thời hạn visa được cấp cho khách quốc tịch Pakistan cũng khá hạn chế, thông thường Cục quản lý xuất nhập cảnh chỉ duyệt cho cho 1 tháng, đối với visa có thời hạn 3 tháng yêu cầu phải có Giấy phép lao động Việt Nam

 

CÔNG VĂN NHẬP CẢNH VIỆT NAM LÀ GÌ?
Công văn nhập cảnh là văn bản do cục quản lý xuất nhập cảnh - Bộ công an chấp thuận cho phép một doanh nghiệp Việt Nam bảo lãnh người nước ngoài và cho phép họ nhận visa Việt Nam tại sân bay quốc của Việt Nam, hoặc cửa khẩu quốc tế đường bộ, hoặc các Đại sứ quán/ lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, với mục đích nhập cảnh như du lịch, thương mại, lao động hoặc thăm thân nhân. Trong qui trình xin visa Việt Nam cho người nước ngoài thì bước xin Công văn nhập cảnh cho người nước ngoài tại Việt Nam là bước đầu tiên trong qui trình xin visa Việt Nam cho người nước ngoài, vậy để xin công văn nhập cảnh cho khách quốc tịch Pakistan cần những điều kiện gì? Cần những hồ sơ gì để xin công văn nhập cảnh cho khách quốc tịch Pakistan tại Việt Nam?  Doanh nghiệp bảo lãnh cho khách quốc tịch Pakistan cần chú ý những vấn đề gì khi tiến hành thủ tục xin công văn nhập cảnh? Tất cả những quan tâm trên sẻ được chia sẻ thông qua bài viết dưới đây của Visa5s.com

 

NỘP HỒ SƠ BẢO LÃNH XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO KHÁCH QUỐC TỊCH PAKISTAN ĐÂU?

Cơ quan, công ty bảo lãnh cho người nước ngoài tại Việt Nam nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công An tại 1 trong 3 thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng hoặc Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh: 254 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  2. Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
  3. Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Đà Nẵng: 7 Trần Quý Cáp, TP. Đà Nẵng

 


CÁC BƯỚC XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO KHÁCH QUỐC TỊCH PAKISTAN

Để làm thủ tục mời, bảo lãnh cho khách quốc tịch Pakistan vào Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ bảo lãnh thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm: bản sao y công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện, hoặc giấy phép thầu của nhà thầu nước ngoài; và văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức theo form Mẫu NA16, qui trình xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:


Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài - Nhập thông tin công văn nhập cảnh đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh theo Mẫu NA2 và nhận mã hồ sơ điện tử.


Bước 2: In công văn nhập cảnh bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, ký và đóng dấu.


Bước 3: Nộp hồ sơ bảo lãnh đề nghị cho phép người nước ngoài nhập cảnh cùng các giấy tờ liên quan tại Cục quản lý xuất nhập cảnh của 1 trong 3 địa chỉ sau phân theo khu vực

  1. Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực phía Bắc: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
  2. Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực phía Nam: 254 Nguyễn Trãi, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
  3. Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực miền Trung: 7 Trần Quý Cáp, TP. Đà Nẵng


Bước 4: Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ ra biên nhận, giấy hẹn trả kết quả và doanh nghiệp đóng lệ phí xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài


Bước 5: Doanh nghiệp đến nhận kết quả trả lời tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh theo giấy biên nhận, gửi kết quả công văn nhập cảnh cho người nước ngoài để họ nhận visa Việt Nam

 


HỒ SƠ XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO KHÁCH QUỐC TỊCH PAKISTAN

Hồ sơ và thông tin xin công văn nhập cảnh đối với cá nhân người nước ngoài

  1. Bản photo hộ chiếu của người nước ngoài;
  2. Xác nhận ngày dự kiến nhập cảnh Việt Nam của người nước ngoài
  3. Xác nhận vé máy bay khứ hồi
  4. Xác nhận đặt phòng khách sạn nếu xin công văn du lịch
  5. Lịch trình tham quan du lịch đối với tham gia tour du lịch tại Việt Nam
  6. Xác nhận nơi – địa điểm nhận visa Việt Nam, có thể chọn 1 trong các nơi nhận sau đây:
  1. Thời hạn công văn nhâp cảnh dự kiến xin, có thể chọn 1 trong các thời hạn sau

 

Hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài đối với công ty bảo lãnh tại Việt Nam

  1. Hồ sơ pháp nhân của công ty bảo lãnh tại Việt Nam bao gồm
  1. Các đơn xin công văn xin nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài cùng với lịch trình công tác tại Việt Nam do đại diện pháp luật ký tên và đóng dấu công ty;
  2. Giấy phép lao động Việt Nam hoặc giấy miễn giấy phép lao động (nếu có);



Thời gian xét duyệt xin công văn nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài

 


CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO KHÁCH QUỐC TỊCH PAKISTAN?

Làm thế nào được thực hiện suôn sẻ thủ tục xin công văn nhập cảnh cho khách quốc tịch Pakistan tại Việt Nam, làm sao để nội dung yêu cầu của doanh nghiệp và người nước ngoài được cục quản lý xuất nhập cảnh duyệt 1 cách chính xác và đầy đủ thông tin? trong quá trình thực hiện thủ tục xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài tại Việt Nam, chúng tôi Visa5s.com đã đúc kết lại các vấn đề thường gặp khi xin công văn nhập cảnh như sau:

  1. Không nắm hết được qui trình, thủ tục khi tiến hành xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài tại cục quản lý xuất nhập cảnh, dẫn đến tốn kém thời gian và công sức cho doanh nghiệp bảo lãnh;
  2. Không xác định được thời hạn visa được cấp tối đa là bao lâu, và nên đề nghị như thế nào trên hồ sơ cho phù hợp với từng mục đích nhập cảnh và quốc tịch;
  3. Thường hay phân vân đến địa điểm nơi mà người nước ngoài sẽ nhận visa Việt Nam, làm thế nào để xác định chính xác được vấn đề này? Khi nào thì đề nghị cho phép người nước ngoài nhận visa Việt Nam tại Đại sứ quán / lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, khi nào thì đề nghị cho phép nhận visa tại các sân bay quốc tế hoặc cửa khẩu quốc tế đường bộ của Việt Nam?
  4. Người nước ngoài có bắt buộc phải nhập cảnh Việt Nam và nhận visa Việt Nam vào đúng ngày, tháng, năm thể hiện trên công văn nhập cảnh không? Khi nào thì cho phép người nước ngoài nhận visa Việt Nam trước thời gian thể hiện trên công văn nhập cảnh?
  5. Thời hạn visa Việt Nam được tính từ lúc nhập cảnh Việt Nam hay được tính dựa trên thời hạn thể hiện trên công văn nhập cảnh?
  6. Trường hợp cục đã chấp thuận công văn nhập cảnh cho người nước ngoài tuy nhiên nội dung thông tin trên công văn bị sai như ngày nhập cảnh, địa điểm nhận visa Việt Nam, thông tin cá nhân người nước ngoài bị sai,….thì xử lý thế nào đối với vấn đề này? Xin lại công văn mới hay đề nghị cục quản lý xuất nhập cảnh điều chỉnh?

Có rất nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục và nội dung của công văn nhập cảnh cho người nước ngoài. Do đó doanh nghiệp khi nhận được công văn nhập cảnh, phải cẩn thận kiểm tra tất cả các nội dung quan trọng bao gồm thông tin về cá nhân, tổ chức, cơ quan mời bảo lãnh người nước ngoài, thông tin cá nhân của người nước ngoài, thời hạn được phép nhập cảnh Việt Nam của người nước ngoài và địa điểm nhận thị thực visa Việt Nam.

 

CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH VIỆT NAM – VISA VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

 

Thông tin liên hệ
Discovery Indochina Travel Co., Ltd
5th Floor | Platinum Building | 145 Dien Bien Phu Street, District 1 | Ho Chi Minh City | Vietnam
Tel: 028 39102358 | 028 39102359  - Mobile: 0938228856 | 0906640505

www.visa5s.com | www.ditravel.vn

Các tin liên quan
Top