Tin Tức

Thị thực Schengen và thị thực quốc gia khác nhau như thế nào

Thứ 3, 10/11/15

Việc tiếp nhận và cấp thị thực được quyết định bởi bộ phận lãnh sự của quốc gia mà Quý vị muốn đến. Trường hợp Quý vị đến nhiều nước Schengen thì điểm đến chính là nơi Quý vị lưu lại lâu nhất.

Thị thực quốc gia dài hạn (Loại D) có hiệu lực lưu trú trên 90 ngày ở quốc gia cấp thị thực. Tuy nhiên, thị thực quốc gia cũng cho phép tự do đi lại trong khu vực Schengen trong thời gian thị thực vẫn còn hiệu lực.

Visa Schengen đi được 26 quốc gia trong khối Schengen (Châu Âu), bao gồm: Đức, Bỉ, Đan Mạch, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Estonia, Hungary, Iceland, Lettonia, Lituanie, Luxembourg, Malta, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Slovakia, Slovenia.

Visa Schengen có thể bị giới hạn sử dụng cho một nước (ví dụ: Hà Lan) hoặc dùng cho nhiều nước (như Bỉ, Hà Lan và Luxembourg). Đối với trường hợp này, bạn sẽ chỉ được nhập cảnh vào những nước được phép trong khối Schengen như trên visa.

Ở Việt Nam hiện nay chỉ có Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha là các quốc gia nhận hồ sơ xin visa du lịch tự do không cần người bảo lãnh. Điều này cũng có nghĩa là bạn xin visa của nước nào thì phải lưu trú tại đó lâu nhất hoặc vào nước đó đầu tiên.

Thường xin visa các nước Bắc Âu khó hơn các nước Nam Âu. Bạn nên xin visa ở Đại sứ quán Pháp và Tây Ban Nha không có gì khó khăn.

Nếu xin ở đại sứ quán Tây Ban Nha, bạn phải thị thực hóa hộ khẩu và các giấy tờ khác khá mất công. Tuy vậy, nếu xin visa Tây Ban Nha thì bạn có thể xin ở TP HCM và Hà Nội đều được.

Với visa Pháp, nơi nộp hồ sơ phụ thuộc vào nơi cấp hộ chiếu. Do đó, nếu hộ chiếu của bạn được cấp ở Hà Nội và bạn sống ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn vẫn phải nộp hồ sơ xin visa tại Hà Nội. Hộ chiếu được cấp tại các tỉnh thành khác còn phụ thuộc vào vùng miền để xác định nộp hồ sơ ở đâu.

Nguồn: tổng hợp

Các tin liên quan
Top