Thứ 7, 23/12/17
Một trong những điểm đến hàng đầu thu hút du khách khi du lịch đến Úc chính là Great Barrier Reef, rạn san hô lớn nhất thế giới. Nằm ở vùng Đông Bắc Úc, ngoài khơi bang Queensland; rạn san hô là di sản văn hóa được UNESCO công nhận bởi những giá trị nổi bật và có sức ảnh hưởng trên thế giới.
Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch đến Úc hay các quốc gia ở châu Úc, hãy cân nhắc khám phá và quan sát đời sống động vật và vẻ đẹp khó diễn tả ở Great Barrier Reef.
Thực tế về rạn san hô
Trải dài hơn 348.000 km2, Great Barrier Reef là một nơi đáng chú ý. Rạn san hô có xấp xỉ 400 loại san hô, 4000 loài động vật thân mềm và 1500 loài cá. Vùng di sản văn hóa thế giới này vẫn được quốc gia bảo tồn gần như nguyên vẹn với hơn 900 đảo lớn nhỏ và hơn 2500 rạn san hô nhỏ kết hợp với nhau. Theo như Live Science, kích cỡ của công viên đại dương này tương đương với bờ Tây nước Mỹ, trải dài từ Vancouver đến biên giới Mỹ - Mexico. Thực tế, Great Barrier Reef có thể quan sát được từ ngoài không gian.
Rạn san hô này được hình thành cách đây 500.000 năm trước, nhưng kết cấu hiện tại chỉ được hình thành cách đây khoảng 7000 năm, theo lý giải của Live Science. Trong thời đại Kỷ băng hà, san hô hình thành dọc theo các bờ biển và các đồi thấp dưới chân núi. Khi các tảng băng bắt đầu tan, nước chảy sang vùng đất liền, biến những vùng san hô phát triển nhanh thành cấu trúc ngầm. Độ sâu ở công viên đại dương này dao động từ mức trung bình 35m gần bờ đến 2000m gần những khu dốc đứng.
Hệ sinh thái động vật ở rạn
Great Barrier Reef chủ yếu hình thành từ các sinh vật đơn bào dạng ống (coral polyp), thuộc họ sứa. Tảo có tên zooxanthelae sống ở san hô, là kết quả của mối quan hệ cộng sinh giữa các sinh vật sống.
Khu vực quanh rạn san hô là nơi sinh sống của hơn 30 loài cá voi, cá heo, cũng như khoảng 17 loài rắn biển, những loài đặc biệt được phát hiện ở vùng nước ấm phía Bắc rạn san hô. Với 215 loài chim - trong đó có 22 loài chim biển và 32 loài chim sống ven bờ - Great Barrier Reef là thiên đường cho những ai yêu thích hoạt động quan sát các loài chim. Nơi đây còn có sáu loài rùa cùng sinh sống ở rạn – gồm có Green, Flatback, Leather, Hawksbill, Loggerhead và Olive Ridley.
Những mối đe dọa hệ sinh thái rạn san hô
Dù chứa đựng những giá trị to lớn, Great Barrier Reef cũng đối mặt với những đe dọa nhất định. Những loài động thực vật sinh sống nơi đây cần có môi trường, điều kiện môi trường cụ thể, huống chi có thể sinh trưởng và phát triển.
Với số lượng du khách viếng thăm hơn 2 triệu lượt mỗi năm, rạn san hô đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và những mối đe dọa tiềm ẩn khác. Những hình thức ô nhiễm khác nhau gây hại đến nhiều phần ở rạn và khiến sinh vật nơi đó chết dần, gồm cả việc tràn dầu từ những vụ đắm tàu ở biển.
Những tác nhân tự nhiên cũng gây ảnh hưởng đến rạn san hô. Khi mùa bão lũ đến, phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bị cuốn trôi đến hệ sinh thái Great Barrier Reef. Thêm vào đó, hiện tượng trái đất nóng dần và mực nước dâng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của rạn. Nước dần dâng đến các vùng đầm lầy từng là nơi thực hiện chức năng lọc các hóa chất có hại như thuốc trừ sâu, khiến rạn dần mất đi lớp bảo vệ. Một số loài cá thể không thể sinh trưởng ở vùng khí hậu ấm, đồng nghĩa việc nhiệt độ nước tăng cao sẽ dẫn đến một số loài nhất định sẽ tuyệt chủng.